ỨNG DỤNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ “BÁNH TRÁNG TRỘN” ĐỂ THÍCH NGHI VỚI THẾ GIỚI BIẾN ĐỘNG T.U.N.A

ỨNG DỤNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ “BÁNH TRÁNG TRỘN” ĐỂ THÍCH NGHI VỚI THẾ GIỚI BIẾN ĐỘNG T.U.N.A

Quản lý nhân sự theo kiểu "bánh tráng trộn" trong doanh nghiệp sản xuất là một cách tiếp cận linh hoạt, đa dạng và đầy màu sắc, tương tự như món ăn đường phố được yêu thích này. Tuy nhiên, việc áp dụng cần được điều chỉnh để phù hợp với đặc thù của ngành sản xuất. Dưới đây là một số gợi ý của Tuna:
1. Đa chất - Đa dạng kỹ năng và nhiệm vụ
  • Bánh tráng trộn là sự kết hợp của nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như tinh bột, chất béo, chất đạm,...
  • Ứng dụng trong quản lý nhân sự cho nhân viên phát triển đa dạng kỹ năng, không chỉ gói gọn trong một công việc. Ví dụ, công nhân có thể được đào tạo để vận hành nhiều loại máy móc khác nhau, hoặc tham gia vào các dự án cải tiến quy trình. Như vậy, nhân viên sẽ trở thành một “món ăn” trọn vẹn, đa nhiệm trong công việc hơn, thích nghi với sự thay đổi của thị trường và nền kinh tế nhiều hơn. 
2. Linh hoạt cách trộn - Linh hoạt trong cách thức làm việc
  • Bánh tráng trộn có thể thêm gia vị cay, chua, ngọt khác nhau tùy theo sở thích. 
  • Cũng giống như doanh nghiệp nên tạo môi trường làm việc linh hoạt, cho phép nhân viên được tự chủ trong cách thức hoàn thành công việc. Ví dụ, có thể áp dụng hình thức làm việc theo nhóm dự án, song hành với làm việc dạng bộ phận để tối ưu được nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
3. "Trộn đều" - Tối đa quyền tương tác và giao tiếp
  • Các nguyên liệu trong bánh tráng trộn được trộn đều để tạo nên hương vị hài hòa, đồng nhất. 
  • Giống như doanh nghiệp cần tạo môi trường để nhân viên tương tác, giao tiếp và chia sẻ thông tin hiệu quả. Ví dụ, tổ chức các buổi họp nhóm, các công cụ giao tiếp như Videocall,... để đồng nhất mục tiêu, cách thức phối hợp và hiệu quả của doanh nghiệp.
4. "Ăn liền" - Đánh giá và phản hồi nhanh chóng
  • Bánh tráng trộn thường nên được thưởng thức ngay sau khi trộn. 
  • Doanh nghiệp sau khi “trộn đều” cũng nên có hệ thống đánh giá và phản hồi nhanh chóng, giúp nhân viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu và có cơ hội cải thiện. Ví dụ, có thể thực hiện đánh giá hiệu suất định kỳ, hoặc tổ chức các buổi trò chuyện trực tiếp giữa quản lý và nhân viên. Trao quyền trực tiếp liên hệ với người có liên quan chứ không cần thiết cái gì cũng đi qua trưởng bộ phận.
Năm 2025 cùng với sự bùng phát về máy móc, công nghệ, robot, phần mềm, AI - Trí thông minh nhân tạo, thì sự linh hoạt nắm bắt thị trường, công nghệ để có thể liên tục tạo ra giải pháp tốt nhất gần như là một tiêu chí bắt buộc mà không chỉ nằm ở các cấp lãnh đạo mà còn ở từng người trong đội ngũ. 
Hãy biến mỗi ngày đi làm của nhân viên thành một món ăn ngon lành không bao giờ nhàm chán cung cấp đa dạng “chất dinh dưỡng” để tạo ra hiệu quả, năng suất, khả năng ứng biến linh hoạt tốt nhất trong mọi hoàn cảnh. 
Tuna
Lâm Đặng Quốc Tuấn