TẠI SAO SINH VIÊN RA TRƯỜNG KHÔNG CÓ VIỆC LÀM MÀ DOANH NGHIỆP LẠI TUYỂN KHÔNG RA NGƯỜI ? - TỪ KẾT QUẢ CHỈ SỐ HẠNH PHÚC DOANH NGHIỆP
A. KẾT QUẢ TỪ CHỈ SỐ HẠNH PHÚC DOANH NGHIỆP MÀ BIỆT ĐỘI QUÂN SƯ DA THU THẬP ĐƯỢC CHO THẤY SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG NGÀY CÀNG KHÔNG THỎA MÃN ĐƯỢC DOANH NGHIỆP:1. Kiến thức, thông tin:Trong lúc thực hiện chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp, có một câu Tuna hay hỏi ứng viên là sinh viên mới ra trường: môn học nào em thấy ứng dụng được kiến thức nhiều nhất cho công việc này?
Và trong những công việc của khối ngành kinh tế, ra làm văn phòng (Tuna có lượng mẫu nhiều nhất) thì thấy ngay môn học phù hợp nhất cũng khó có thể ứng dụng hơn 50% kiến thức trong môn học đó cho công việc.
Nếu gặp phải một bạn học giỏi và muốn cái gì cũng ứng dụng kiến thức đã học và cho rằng kinh nghiệm thực tế của anh chị không tốt bằng thì HR tuyển bạn ấy vào sẽ nghe than vãn không ít đâu!Câu hỏi tiếp theo: Em thường bổ sung thông tin mới về ngành lĩnh vực của mình qua kênh thông tin nào?
Tuna sẽ ưu tiên các bạn theo dõi nhiều kênh và nhất là kênh thông tin riêng của ngành hơn là: em theo dõi 1 idol tiktok cùng lĩnh vực.
Ngoài ra ứng viên dù mới ra trường nhưng luôn cập nhật thông tin sẽ có tính cầu thị hơn, công ty đào tạo sẽ phát triển tốt, nhanh hơn, không có đào tạo thì ứng viên cũng tự biết cách học hỏi để giỏi hơn. (Cái này có một chút điểm cộng cho mục tư duy mà Tuna sẽ nói ở phần 3)2. Kỹ năng:Tuna từng nhận một bạn thực tập mà sau đó bạn đó đậu vào một công ty tư vấn nhân sự nổi tiếng thế giới (nhánh Việt Nam), bạn đó chia sẻ lại là nhờ học được các hàm Excel và google sheet khi cùng Tuna làm hệ thống ERP may đo bằng Google Sheet trong thời gian thực tập mà đã vượt qua được rất nhiều ứng viên thậm chí có kinh nghiệm lâu năm.
Đã làm nhân viên văn phòng thì dù chuyên môn bạn là gì thì giỏi vi tính văn phòng với cách kỹ năng như tốc độ dùng chuột, gõ chữ nhanh, xử lý lỗi máy tính, kỹ năng search google, excel, word, PP … sẽ giúp tốc độ làm việc tăng lên gấp nhiều lần (nhất là khối văn phòng) vì chúng ta sẽ ngồi trên máy nhiều nhất.
Bất cập thực tế nhất là chứng chỉ IC3 mà các trường đại học lớn đang thay cho môn tinh học thì phần thi ứng dụng thực tế gần như là câu hỏi trắc nghiệm.
Cái này Tuna chỉ có thể khuyên recruiter nên cho ứng viên lên máy làm ngay 1 công việc nhỏ lên quan tới công việc là cách tốt nhất. Có một ứng viên tới trễ nên phải vào phỏng vấn trong khi bị mất 15/30 phút test vi tính, khi bạn trợ lý tuyển dụng báo Tina bạn đạt nhưng có vì sự đi trễ này mà nên trừ điểm không thì Tuna nói phải cộng chứ sao trừ, làm quá nhanh mà; còn vụ đi trễ để Tuna hỏi lý do lúc phỏng vấn.Và các kỹ năng khác cũng vậy như Kế toán thì có thể làm 1 file sổ quỹ và cho bạn đó phân loại nghiệp vụ, không chỉ chấm kết quả cuối mà câu hỏi của ứng viên khi nhận file cũng là một điểm cộng cho phần tư duy.3. Tư duy:Tư duy tam giác hiệu quả, nhị nguyên, quyết định đa phương, phản biện, tư duy giải pháp … đều được Tuna có cách chấm trong lúc phỏng vấn. Một bạn chưa có Kiến thức, Kỹ năng thì Tuna và các quản lý chuyên môn có thể đào tạo cùng các giải pháp công nghệ nên không khó nhưng tư duy không ổn thì thay đổi cực kỳ khó, Tuna chỉ dùng cách thay đổi tư duy với nhân viên lâu năm và cấp quản lý thôi (hoặc ứng viên nào được Tuna góp ý cuối buổi phỏng vấn mà thấy quá thích và năng nỉ được làm việc để học tư duy và quyết tâm thay đổi).Ngay những điều chia sẻ Tuna cũng chia sẻ trước với sếp tổng, HR và quản lý trực tiếp của vị trí ứng tuyển. Có nhiều yêu cầu thêm từ mọi người ví dụ như thêm nét văn hóa của công ty như là sự thẳng thắng, kỹ năng giao tiếp khách hàng.Và một lý do làm các bạn sinh viên ra trường thời này bất lợi với thời Tuna ra trường đó là các trường Đại học tự chủ tài chính, học phí tăng cao, giáo viên và nhà trường thường nói với sinh viên chỉ cần học xong ra trường là kiếm việc làm lương chục triệu (nên học phí không mắc đâu!) làm tư duy của các bạn ra trường không cầu thị chịu học hỏi và thích thể hiện hơn.
Các bạn kỳ vọng ra trường chỉ cần có bằng là lương cao, nên thà ngồi chờ chỗ tốt còn hơn đi làm chỗ lương thấp vì không cần họ thêm gì đâu, đóng cả trăm triệu đi học rồi!B. VÌ VẬY KHÔNG CHỈ DOANH NGHIỆP THẤY SINH VIÊN RA TRƯỜNG CÓ TƯ DUY CHƯA PHÙ HỢP MÀ CHÍNH CÁC BẠN CŨNG CÓ TƯ DUY NGỒI CHỜ VIỆC LƯƠNG CAO HƠN LÀ CHỊU KHÓ LÀM LẤY KINH NGHIỆM!Những xu hướng như Gap year hoặc mong tìm một công việc đam mê cùng trào lưu startup cũng là độ lệch cung cầu trong nguồn nhân lực trẻ tăng thêm, ứng viên đã ít mà còn đi startup với gap year này nọ. Chắc các Recruiter cũng gặp không ít.C. VÌ CÔNG TY CHƯA CÓ CÁCH SELECTION (TUYỂN LỰA - một phần trong RECRUITMENT mà ít được nhắc tới) ĐỦ TỐT NÊN CHỌN NGƯỜI ĐƯỢC CÔNG TY KHÁC DÙNG DÙNG RỒI CHO CHẮC ĂN HƠN.Như bài viết tuyển dụng bằng cái kẹo Tuna từng chia sẻ, những giải pháp Selection này rất hiệu quả và phổ biến ở nước ngoài nhưng vướng phải sự hoài nghi và tư duy cũ mà không được ứng dụng nhiều. Tuna cũng chỉ là người dùng thấy hiệu quả rồi chia sẻ lại.Tuyển được một nhân sự có tư duy tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề cho công ty và C&B, T&D … cũng sẽ đỡ nhiều vấn đề.D. NGHỊCH LÝ ĐÀO TẠO, HỌC PHÍ CHÌM VÀ GIỮ NGƯỜI - LÝ DO DOANH NGHIỆP NÀO CŨNG MUỐN HÁI TRÁI NHƯNG KHÔNG AI CHỊU TRỒNG, CHĂM SÓC.Có một câu chuyện quản lý nhân sự về một người vì sai sót không cố ý mà gây thất thoát lớn cho công ty, khi hỏi tại sao không bị đuổi thì sếp tổng lại nói: “Tại sao lại đuổi bạn khi vừa trả học phí quá lớn cho bạn?” Góc nhìn thực tế người đó sẽ là người ít mắc lại sai lầm đó hơn người mới vào.Đây là một học phí chìm mà doanh nghiệp tránh né tuyển sinh viên mới ra trường với đầy rủi ro và chi phí thất thoát.
Và một bạn mới ra trường vào làm trong phòng ban thì ai sẽ đào tạo bạn đó, hay nuôi cả một bộ phận chuyên hội nhập, đào tạo => quá nhiều chi phí chìm và nổi dù chọn cách nào.
Tuna phải dùng chính sách thưởng đồng đội cùng 1 chỉ số trong chỉ số hạnh phúc để khuyến khích nhân viên cũ nhiệt tình hướng dẫn nhân viên mới.
Nên nếu mọi người có giải pháp nào đơn giản ít chi phí mà giúp người cũ nhiệt tình giúp đào tạo nhân viên mới thì chia sẻ cho Tuna và cộng đồng nhé!Nghịch lý đào tạo - điểm cân bằng Nash trong quản trị nhân sự: công ty dùng nguồn lực cho cái nào trong:
1. Tuyển dụng?
2. Đào tạo?
3. Chế độ lương thưởng kéo người, giữ người?Nếu đầu tư nhiều cho đào tạo hoặc tuyển sinh viên mới ra trường chấp nhận trả học phí chìm thì có chắc các bạn trẻ sẽ ở lại sau khi nhận được giá trị đào tạo hay học phí chìm không?
Trong khi các công ty khác sẽ đầu tư chủ yếu cho tuyển dụng và dùng lương thưởng, môi trường để kéo những người được công ty khác đào tạo qua!
Có bạn sẽ cho là đầu tư cả 3, nhưng lưu ý là dồn sức cho cả 3 thì khó mà có lợi thế cái nào. Cuối cùng thì bạn vẫn không phải nơi có chế độ tốt nhất và mọi người muốn được làm việc nhất.E. TỶ LỆ NHẢY VIỆC NGÀY CÀNG CAO Ở GIỚI TRẺ LÀ NGUYÊN NHÂN QUAN TRỌNG LÀM DOANH NGHIỆP NGẠI TUYỂN DÙ LÀ CÓ ĐÀO TẠO HAY KHÔNG!Lý do nhảy việc của các bạn trẻ giờ không còn nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp nữa. Phần vì giờ các bạn trẻ có chính kiến hơn, tự do và bình đẳng hơn trong mọi việc cùng tư duy về cái tôi của bản thân làm các bạn dễ dàng lên đường tiếp tục tìm kiếm nếu lòng thấy chưa thỏa.
Như cách chia tay sau khi hết yêu: “Chúng ta chưa hợp nhau!” và hết.
Các bạn chống lại cả lệ cũ về thu nhập, kết hôn, đẻ con … thì một công ty càng khó dùng cách cũ mà giữ chân các bạn.
Cùng nghịch lý của sự lựa chọn khi hằng ngày các bạn xem mạng xã hội và thấy chỗ làm hay công việc của bạn bè người quen có cái này có cái kia cũng thấy ham ham, thôi bay thử 1 chút mình còn trẻ mà.CÂY KHẾ ĐẦY TRÁI MỌC VEN ĐƯỜNG MÀ KHÔNG AI THÈM HÁI THÌ CHẮC LÀ KHẾ CHUA, SINH VIÊN RA TRƯỜNG THẤT NGHIỆP MÀ KHÔNG CÓ DOANH NGHIỆP TUYỂN THÌ CHẮC LÀ CÒN THIẾU ĐIỀU GÌ ĐÓ.Tuna còn thiếu điều gì các bạn chia sẻ với Tuna nhé! Cùng nhau hái khế chua là mứt khế nào! Đừng bỏ khế chua tội khế rụng tội cả người đi đường đói bụng!TunaTB: nhiều điều trong bài là do kết quả chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp dù có số mẫu lớn nhưng không đại diện tất cả mọi người mà chỉ là số đông không phài tất cả đều như vậy, mong mọi người góp giải pháp!Tuna