SỰ TỰ LỪA DỐI – CHẤT ĐỘC BẠN ĐANG TƯỚI MỖI NGÀY VÀO DOANH NGHIỆP VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ.
Tại sao?
- Có những doanh nghiệp đã bỏ rất nhiều tiền cho tư vấn, xây dựng chính sách, hệ thống, … nhưng không đạt được như ý.
- Có những doanh nghiệp nhân viên rất hài lòng, làm việc rất hiệu quả dù lương thưởng chính sách thua xa công ty cùng ngành.
- Có những doanh nghiệp chỉ vươn tới được quy mô vừa và nhỏ mà không thể cao hơn dù thị trường và mọi điều kiện đều rất thuận lợi.
Bạn cảm thấy thế nào khi:
- Làm trong một công ty xây dựng chính sách hệ thống chuyên nghiệp nhưng khi bạn muốn góp ý một thứ gì đó thì không ai muốn nghe cả.
- Làm trong một công ty mà giám đốc luôn có thể sắp xếp cuộc hẹn để nghe bạn chia sẻ vấn đề nếu như bạn thấy chia sẻ với cấp quản lý mà chưa thỏa mãn.
- Làm trong một công ty với những thông tin ngoài công việc như việc ăn chơi của sếp lớn, việc mâu thuẫn gia đình của các sếp, việc ai đó là con ông cháu cha trong công ty.
Sự thật là:
- Chúng ta trung thành và hạnh phúc với con người chứ không phải với một công ty hay hệ thống, chính sách. Những nhà quản lý đừng tự lừa dối là chỉ dùng lương thưởng điều kiện làm việc hay một công cụ nào đó như một thứ thuốc thần chữa ngay vấn đề của nhân sự. Phải bắt đầu từ chính việc chấp nhận những sự thật tác động lên công việc và cảm giác của người lao động.
- Chúng ta đừng nói: “Em còn muốn gì nữa, em không thấy anh bận cả trăm việc để có tiền trả lương thưởng cho em sao!” tác động chẳng khác gì khi ta nói với con: “Ba bận kiếm tiền lo cho gia đình rồi, con cho ba nghỉ chút đi”. Đừng tự lừa dối là ta đã làm hết sức rồi, tại sao mọi thứ lại không như ta muốn. Hãy bắt đầu bằng sự lắng nghe và chấp nhận sự thật từ các mối quan hệ với con người mà ta có.
- Tất cả những tác động về thời tiết, kinh tế, môi trường, gia đình, chuyện riêng của những người trong công ty đều ảnh hưởng đến công việc, hiệu quả, sự tập trung và mong muốn gắn bó với công ty. Chỉ là chúng ta cho rằng chúng ta không đủ sức giải quyết hết nên xem như chúng không tồn tại hay ảnh hưởng mà thôi.
Khi bạn lại còn là người lãnh đạo:
- Bạn sẽ lây lan sự tự lừa dối đó cho nhân viên một cách nhanh nhất.
- Tiêu diệt mọi loại thuốc giải do nội bộ hay chuyên gia bên ngoài tác động.
- Chìm sâu trong sự tự lừa dối hơn mỗi ngày vì bạn nhìn mọi thứ qua con mắt phán xét vì càng ngày càng mất lòng tin vào mọi người và chính bản thân mình.
Tình huống 1:
- Bạn có một nhân viên làm hết tháng 6 này nghỉ (theo đúng quy định), hết tháng 7 công ty mới chuyển hoa hồng quý của quý 2. Vậy bạn có chuyển hoa hồng cho người nghỉ này hay không?
- Sự tự lừa dối: Mất tiền vì một mối quan hệ chẳng còn ít gì để làm gì? “có mặt thì đặt tên” vậy!
- Hay là: Quan trọng là những người còn ở lại sẽ nghĩ gì về công ty và quý sau họ sẽ làm việc như thế nào. Có thể là người ấy được 50% và 50% chia lại cho phòng.
Tình huống 2:
- Bạn về nhà trễ sau một ngày làm việc mệt mỏi ở công ty. Câu đầu bạn nghe khi bước vào phòng là: “Anh làm gì giờ này mới về? Chả biết quan tâm gì vợ con?”
- Sự tự lừa dối: “ Sao em lại nói anh như vậy? Anh cày bừa cực khổ vì ai? …”
- Hay là: “Hôm nay hai đứa con nó quậy em lắm phải không?”
Tình huống 3:
- Nhân viên báo cáo với sếp: “Anh ơi lần này em thấy lỗi do kỹ thuật tìm ra thì là do bên mình, nhưng nếu vậy thì mình sẽ phải đền bù thiệt hại rất nhiều!”
- Sự tự lừa dối: “Em cứ để đấy anh xử lý” và sau này lại không hiểu tại sao mà nhân viên mình lại che đậy sai sót và gây thiệt hại công ty.
- Hay là: “Em hẹn khách hàng để anh qua tận nơi xin lỗi” và sau này … nhân viên mình cũng vậy khi có sai sót.
Những thắc mắc và giải đáp mọi người hay gặp trên các chia sẻ trên facebook:
- Có chắc là khi tôi chính trực thì nhân viên tôi sẽ chính trực chứ? – Thế điều nào sẽ làm nhân viên của anh bớt chính trực đi và cái nào thì sẽ càng ngày càng chính trực?
- Nếu tôi đào tạo nó giỏi rồi nó đi qua công ty khác thì sao? – Thế công ty toàn những người yếu thì tốt hơn hay công ty toàn những người luôn ham học hỏi để có được công việc tương lai tốt hơn?
- Nhân viên không có quyền can thiệp vào đời tư của sếp đúng không? – Nếu sếp không xem đời tư ảnh hưởng tới công ty thì tại sao em phải hi sinh đời tư của em cho công ty?
Ngăn ngừa chất độc và phòng bệnh bằng 3 câu hỏi:
- Điều tôi nghĩ và quyết định đang làm tăng hay giảm hiệu quả làm việc của cả công ty?
- Cảm xúc của mọi người như thế nào trước và sau khi mình giao tiếp, quyết định?
- Mình có cảm thấy hạnh phúc sau mọi việc hay không?
Giúp đỡ mọi người thoát khỏi sự tự lừa dối bằng 3 câu hỏi:
- Anh/chị có thật lòng nghĩ như câu vừa mới nói không?
- Nếu làm vậy thì sau khi xong anh/chị cảm thấy thế nào?
- Anh/chị có còn tin là chúng ta sẽ có một quyết định hợp lý sau cuộc họp không?
Những thứ là sự tự lừa dối nặng hơn:
- Có nhiều tiền, thành công và nổi tiếng. Vì “Tôi luôn có giá trị cao hơn mọi người, mọi người chỉ đang muốn trục lợi từ những thứ tôi có”
- Có sự thông minh, bằng cấp, nhiều học trò. Vì “Tôi luôn giỏi hơn mọi người, mọi người phải nghe tôi chứ không phải tôi nghe mọi người”
- Có hoàn cảnh khó khăn, ngoại hình, điều kiện học tập khó khăn. Vì “Tôi không có đủ nguồn lực để có những thứ tôi muốn theo cách mọi người, phải chăng tôi đang bị thương hại”
- Có sự ràng buộc với mối quan hệ. Vì “Con là con, chồng là chồng, vợ là vợ, lính là lính, sếp là sếp. Hãy làm cho đúng như tôi nghĩ các bạn phải làm, tại sao tôi phải quan tâm đế cảm xúc của bạn khi tui thấy bạn làm sai với vị trí bạn đang đứng”
- Có sự tiếp xúc với quá nhiều người có sự tự lừa dối. Vì đây là sự lây lan như những con zombie đi cắn những người khác và biến họ thành zombie.
Mình viết bài này vì một comment trong bài về việc một thương hiệu bị lung lay vì chuyện ngoài công việc, nên mình thêm một ít gửi gắm để có thể giúp mọi người xử lý casestudy này một cách khác đi dù là người ngoài cuộc hay trong cuộc:
- Một người lãnh đạo tốt, đồng nghiệp tốt thì có chắc sẽ là người chồng/vợ, người cha/mẹ tốt? Và liệu chúng ta có tin người chồng/vợ, người cha/mẹ không tốt thì có thể là người lãnh đạo, đồng nghiệp tốt hay không?
- Có quá nhiều thông tin chúng ta không chắc đúng, hay chúng ta chỉ nên dừng lại ở những bài học cho riêng mình?
- Phá thì dễ xây thì khó, nếu ta đang đứng ở vị trí của họ thì ta mong muốn dư luận làm gì? Ném gạch, đứng ở hai phía khác nhau mà tranh cãi? Hay cho họ lời khuyên là nên làm gì để mọi việc tốt hơn?
- Hãy đứng ở vị trí những người bị liên lụy để quyết định: những đứa con, những nhân viên, những khách hàng,…
- Và là những người đọc đang có gia đình, con cái, một công ty với những nhân viên đang chờ đích đến trên con thuyền mà chúng ta đang lèo lái.
Đó là chất độc hay phân bón là do bạn quyết định.
-------
Biệt đội quân sư DA giải quyết vấn đề chứ không tạo thêm vấn đề cho doanh nghiệp.
Hãy theo dõi website và fanpage để cập nhật các vấn đề, giải pháp thú vị khác trong quản lý doanh nghiệp và đội ngũ của bạn nhé!
#sutuluadoi #bietdoiquansu #giaiphapdoanhnghiep