NÊN HAY KHÔNG NÊN ĐỂ NHÂN VIÊN TỰ HUYỄN HOẶC BẢN THÂN:

NÊN HAY KHÔNG NÊN ĐỂ NHÂN VIÊN TỰ HUYỄN HOẶC BẢN THÂN:

Thí nghiệm thực nghiệm về sự tự huyễn: Một con bồ câu bị nhốt vào một cái lồng. Chiếc lồng hoàn toàn kín, ngoại trừ một cửa sổ nhỏ được đóng lại. Ở bên ngoài cửa sổ này là khay thức ăn. Bên trong lồng có một cái nút bấm, mỗi khi con bồ câu mổ vào nút này, cửa sổ sẽ mở cho bồ câu thò đầu ra ngoài một lúc. Như dự đoán, sau vài lần mở cửa thành công, con bồ câu đã học được cách mổ vào nút bấm mỗi khi muốn mở cửa sổ. Ở một chiếc lồng khác, người ta thay đổi cách thức mở cửa sổ. Thay vì liên kết với nút bấm, cửa sổ này tự động mở 20 giây một lần. Điều thú vị là, ở những lần đầu tiên, nếu trùng hợp cửa mở ngay lúc con bồ câu làm một hành động nào đó – ví dụ như vỗ cánh – thì nó sẽ tự huyễn hoặc là mỗi lần vỗ cánh thì cửa mở. Hành vi này được củng cố dần, vì bồ câu đã xem như đó là công thức thành công của chính nó rồi. Điều này được gọi là “Sự tự huyễn hoặc của con chim bồ câu” – the pigeon superstition. Thí nghiệm này của B. F. Skinner Phân tích sâu hơn: Nhân viên là con người, thông minh hơn bồ câu liệu có thoát khỏi sự tự huyễn hoặc này chăng? Nếu bạn thấy một anh chàng kinh doanh luôn mang một cái bút may mắn hay một cô kế toán trưởng luôn xài cái máy tính nhỏ cũ kỹ dù thì chính là hiện tượng này. Tuy nhiên ta không thể phủ định giá trị lòng tin trong việc này, nó giúp ta cảm thấy an tâm và tự tin hơn. Thường sẽ gặp ở những người thiếu lòng tin. Cùng 2 nhân viên kinh doanh, một người làm lâu doanh số đều đặn và một người mới có doanh số ổn được 1,2 tháng thì người mới có xu hướng sử dụng sự tự huyễn hoặc nhiều hơn. Trong các cuộc thi đua trong công ty mà sự may rủi cao, hoặc có nhiều khán giả (để khán giả thấy an lòng) thì việc này cũng tăng lên như một cách trấn an bản thân (như thi bóng đá cấp công ty có anh chàng cứ thích lấy áo số 7 như CR7). Trong kỹ năng quản lý sự căng thẳng có lý thuyết hình cái chuông về ảnh hưởng của sự căng thẳng lên năng suất. Nếu quá ít áp lực hoặc quá nhiều sự căng thẳng đều làm giảm hiệu quả công việc. Chính điều đó tạo ra xu hướng cân bằng áp lực trong mỗi người, là xu hướng cân bằng cảm xúc. Nếu bạn thấy ai đó đang dùng cách này thì hãy suy nghĩ kỹ trước khi ráng chứng minh với họ là điều họ đang tin không có thật vì nếu bạn không thể giúp họ an lòng bằng cách gì thật sự hiệu quả trong một thế giới khủng hoảng lòng tin thì bạn cũng nên tôn trọng giải pháp của riêng họ. Nhưng phải luôn dự phòng trường hợp khi mất thứ may mắn đó họ sẽ rất nhục chí và giảm năng suất. Cách ứng dụng SAI thường thấy: Dùng các bảng khẩu hiệu trong công ty nhưng toàn phản tác dụng vì tâm lý nhân viên luôn phán xét khẩu hiệu đó với suy nghĩ tiêu cực và cho đó là kiểu thể hiện cái tôi của sếp, đa số làm giảm tinh thần làm việc nếu không có bước cho nhân viên chọn lựa nội dung của bảng. Dán nhãn nhân viên tệ hoặc sai sót hoặc chậm chạp, ... Vì nó chỉ làm cho họ mãi tệ vì đằng nào mọi người cũng thấy mình tệ thôi thì cố gắng làm chi. Mẹo dùng ĐÚNG nên ứng dụng: Lấy thông tin ngày tháng năm sinh của từng nhân viên, sau đó xem tuổi, mạng, tử vi, bát tự, cung mệnh, nhóm máu ... thể nào cũng có cái phù hợp với sếp quản lý trực tiếp, sếp tổng, năm thành lập công ty, ... Dùng cái nào mà hợp để thúc đẩy nhân viên gắng bó, nỗ lực và cống hiến. Cách này không tốn tiền, không tốn sức, không ngại đối thủ giành người, mà có thể tăng đáng kể lòng trung thành cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên. (số của em hợp sếp lắm, đảm bảo 1 năm là em với sếp phất lên ngay) Nhưng nhớ là tùy người mà chọn theo loại hình nào nha, đừng chỉ dùng 1 loại hình mà loại mất nhân tài. Đây là cách để tăng hiệu quả chứ không phải là để loại người trong tuyển dụng nha. Có thể dùng trong phỏng vấn để deal người và lương thì chút chút cũng được (thật ra công ty chưa định trả tới mức đó nhưng vì em hợp mạng với sếp nên chị tin chị thuyết phục sếp được - cảm giác hời). Một mũi tên trúng 2 con nhạn: hợp sếp thì sếp mới đầu tư quản lý trao gửi và tạo nhiều điều kiện thành công, hợp nhận viên thì nhân viên mới bền và nỗ lực. Công cụ này cũng thuộc thẩm quyền và năng lực của Nhân sự, nên dễ sử dụng dễ điều khiển và hiệu quả cao.
Kết quả: Hãy chờ câu khen của sếp "Em giỏi nhân sự ghê, không biết bằng cách nào mà kéo được những nhân viên giỏi thế về cho anh mà trung thành và năng nổ làm việc nữa." Và cười nhẹ đáp lại nha các bạn: "Dạ nghề của em mà!" TB: "Làm nhân sự như làm mai mối, làm dâu trăm họ." Muốn giỏi phải thủ đầy chiêu về tâm lý con người: sếp tổng và nhân viên đều cần chúng ta để họ gắn bó với nhau hơn mà.