Sự tôn trọng là nền tảng của các mối quan hệ trong công việc lẫn đời sống cá nhân và đồng thời cũng là điều kiện thiết yếu cho sự gắn kết nhân viên. Nếu không có sự tôn trọng, sẽ không có mối quan hệ nào cả.Mức tôn trọng dành cho một cá nhân, một tập thể hay một doanh nghiệp càng cao thì mức độ gắn kết của chúng ta với những điều ấy càng tăng cao và ngược lại. Vậy để đạt được sự tôn trọng, chúng ta nên làm thế nào?Hai phương pháp cơ bản và trái ngược nhau để đạt được sự tôn trọng chính là sự hăm dọa, sợ hãi và sự tôn trọng thực sự. Khi thực hiện chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp, Biệt đội quân sư DA thường thấy các sếp lựa chọn sự hăm dọa, sợ hãi để đạt được sự tôn trọng của các nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, sự tôn trọng này lại vô tình hút đi tinh thần làm việc, lấy đisự năng nổ muốn cống hiến cho doanh nghiệp. Qua đó, có thể nói rằng chúng làm giảm đi năng suất của nhân viên, đẩy nhân viên vào tình trạng làm để đối phó KPI, bất mãn và lặng lẽ dần tìm cách rời khỏi doanh nghiệp. Bởi vì thế, để nuôi dưỡng một mô hình giúp doanh nghiệp tăng sự gắn kết, tăng mức độ tích cực hơn để đạt mục tiêu của tổ chức, các sếp nên cân nhắc tham khảo mô hình RESPECT - một mô hình xây dựng môi trường làm việc bằng sự tôn trọng thực sự. Với sự tôn trọng thật sự là động lực trung tâm đứng sau sự gắn kết bền vững. Mô hình RESPECT là chữ cái viết tắt của bảy yếu tố trong chính mô hình RESPECT, với các yếu tố đồng thời tác động đến sự tôn trọng của nhân viên dành cho công việc, đồng nghiệp, các quản lý và cả tổ chức, doanh nghiệp:1. Sự công nhận (Recognition): Nhân viên cảm thấy được công nhận và đánh giá cao với những đóng góp của họ; qua đó giúp cho nhân viên tăng sự tự tin và cảm nhận được giá trị của mình trong tổ chức. Yếu tố này của mô hình RESPECT sẽ giúp xây dựng sự tôn trọng trong công việc của nhân viên và tạo nền móng cho sự tôn trọng với đồng nghiệp, quản lý, sếp tổng và doanh nghiệp.2. Sự trao quyền (Empowerment): Nhân viên sẽ được người quản lý trao cho một số nguồn lực, công cụ và đào tạo nhân viên để đảm bảo họ hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời, nhân viên cũng được phép tự quyết định ở mức độ nhất định và khuyến khích chấp nhận rủi ro với quyết định của mình. Sự trao quyền sẽ gia tăng sự tôn trọng của nhân viên đối với công việc và cả người quản lý trực tiếp của họ. 3. Phản hồi hỗ trợ (Supportive feedback): Người quản lý thay vì phản hồi để gây bối rối hay trừng phạt thì nên cung cấp cho nhân viên những phản hồi kịp thời, cụ thể, chân thành, mang tính hỗ trợ và xây dựng. Sự phản hồi hỗ trợ kịp thời sẽ có tác động tích cực như sự trao quyền. 4. Quan hệ hợp tác (Partnering): Nhân viên được đối xử như một cá thể quan trọng trong công ty và được quyền biết các thông tin cần thiết liên quan đến công việc và quyền hạn của họ. Các thành viên trong nhóm và các phòng ban nên tích cực giao tiếp, cập nhật, chia sẻ thông tin với nhau. Từ đó giúp nhân viên cảm nhận sự tôn trọng giữa các đồng nghiệp, doanh nghiệp với chính họ. 5. Sự mong đợi (Expectations): Người quản lý nên đưa ra những thử thách phù hợp với từng nhân viên cấp dưới để họ vượt qua và tăng thêm sự tự tin và tin vào khả năng phát triển của bản thân, tạo nền móng để nhân viên luôn có tư duy về việc tạo thêm giá trị cho công ty thông qua các đầu công việc mới.6. Sự chu đáo (Consideration): Trong môi trường sử dụng mô hình RESPECT, ban lãnh đạo, quản lý và các thành viên trong nhóm cần thể hiện sự quan tâm chu đáo đối với nhau. Cán bộ quản lý chủ động tìm hiểu ý kiến, các mối quan tâm của nhân viên và tận tình hỗ trợ khi nhân viên có vấn đề cá nhân. Sự quan tâm sẽ giúp cho cá nhân cảm nhận sự tôn trọng thật sự như người với người trong tổ chức và trở nên vui vẻ hơn khi đến làm việc.7. Sự tin tưởng (Trust): Điểm cuối cùng của mô hình RESPECT là các quản lý nên tin tưởng vào năng lực và khả năng phát triển của nhân viên trong công việc, đồng thời giữ đúng lời hứa, cam kết của chính mình mới có thể thu phục được lòng tin, sự tín nhiệm hoàn toàn của nhân viên cấp dưới.Các yếu tố trên đều có những đóng góp đặc biệt riêng trong việc xây dựng môi trường gắn kết dựa trên sự tôn trọng thật sự. Cốt lõi của chúng chính là việc xây dựng sự tôn trọng của nhân viên trong công việc, trong mối quan hệ với quản lý và đồng nghiệp.Biệt đội quân sư DA đã chứng kiến được sự gia tăng năng suất, sự hào hứng khi đi làm tại công ty và sự gắn bó lâu dài trong các công ty xây dựng văn hóa theo mô hình RESPECT. Hãy đón chờ những chia sẻ về cách Biệt đội quân sư DA đã hỗ trợ xây dựng môi trường văn hóa này ở các công ty nhé! Biệt đội quân sư DA