LỰA CHỌN PHONG CÁCH QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO TRONG DOANH NGHIỆP

LỰA CHỌN PHONG CÁCH QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO TRONG DOANH NGHIỆP

  • Lãnh đạo nên quan tâm đến con người hay quan tâm đến kết quả hơn?
  • Tôi xem trọng quan hệ, muốn vui vẻ với mọi người nhưng lên làm quản lý tôi buộc phải vì kết quả mà mất lòng người khác?
Con người hay kết quả: đó không chỉ là sự mâu thuẫn như 2 mặt của một đồng xu và đó cũng chính là trăn trở của rất nhiều cấp quản lý và lãnh đạo. Thường sự lựa chọn sẽ là kết quả công việc nhưng còn có giải pháp nào tối ưu hơn chăng?
1/ Quan tâm đến con người
  • Lợi ích:
    • Xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, động viên và hỗ trợ.
    • Quan tâm nhân viên từ đó cho họ lộ trình phát triển tốt nhất để đồng hành cùng doanh nghiệp
  • Rủi ro:
    • Nếu chỉ quan tâm đến con người mà không tập trung vào kết quả, tổ chức có thể gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu kinh doanh.
2/ Quan tâm đến kết quả
  • Lợi ích:
    • Đảm bảo tổ chức đạt được các mục tiêu kinh doanh, duy trì sự cạnh tranh trên thị trường.
    • Định hướng rõ ràng và tập trung vào hiệu suất, giúp tối ưu hóa nguồn lực và chi phí.
  • Rủi ro:
    • Nếu chỉ chú trọng vào kết quả mà bỏ qua con người, môi trường làm việc dễ trở nên căng thẳng, nhân viên cảm thấy áp lực, dẫn đến mất động lực, có thể gây tổn thất nhân sự và giảm thặng dư cũng như năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, nhất là trong lâu dài.
3/ Giải pháp cân bằng giữa con người và kết quả:
Có rất nhiều cách để cân bằng và sau đây là những góc tiếp cận giải pháp mà Tuna thường áp dụng được cho nhiều doanh nghiệp:
  • Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và đo lường hiệu quả làm việc gắn với mục tiêu, cách đo nên có sự tham gia và lắng nghe từ đội ngũ.
  • Xây dựng ma trận năng lực cùng hành trình sự nghiệp của nhân viên theo sát ma trận để tạo ra cuộc chơi cống hiến đẹp nhất. 
  • Xây dựng văn hóa và viễn cảnh của doanh nghiệp tập trung vào cả hiệu suất và giá trị con người, nơi mà sự phát triển cá nhân và sự phát triển của tổ chức luôn đi đôi với nhau.
Quan tâm đến con người và quan tâm đến kết quả không phải là hai yếu tố loại trừ lẫn nhau, mà là hai mặt của một đồng xu. Một lãnh đạo giỏi sẽ biết cách để đồng xu xoay liên tục chứ không để đồng xu ngã xuống theo bên sấp hay bên ngửa.
Tuna
Lâm Đặng Quốc Tuấn