HIỆN TƯỢNG NGHỈ VIỆC ĐỂ TRẢ THÙ: LÝ DO VÀ GIẢI PHÁP CẤP THIẾT.

HIỆN TƯỢNG NGHỈ VIỆC ĐỂ TRẢ THÙ: LÝ DO VÀ GIẢI PHÁP CẤP THIẾT.

Thời gian đầu năm sắp tới cũng là thời điểm trong năm hay diễn ra hiện tượng nghỉ việc để trả thù (revenge quitting). Tuna xin chia sẻ cho mọi người những lý do của hiện tượng này để các doanh nghiệp và cấp quản lý có thể phòng tránh và có giải pháp xử lý cấp thiết nhé:
Kỳ nghỉ tết quá dài: 
Nhân viên gặp gỡ nhiều người và chia sẻ những điều không hài lòng trong công việc, có thể gặp những mối quan hệ tiêu cực và sẽ hướng nhân viên theo hướng nghỉ việc để trả thù.
Điều kiện làm việc khắc nghiệt
  • Thời điểm đầu năm cũng là khi các nhu cầu về dịch vụ, tiêu dùng tăng cao, dẫn đến nhân viên phải thêm giờ quá nhiều, trong khi không khí làm việc thì áp lực và không thoải mái. Điều này lại càng xảy ra nhiều hơn ở các nhà máy, xưởng sản xuất khi vấn đề về tiếng ồn, nhiệt độ, hoặc điều kiện lao động không thuận lợi.
Lương thấp và chế độ phúc lợi không thỏa đáng
  • Sau một năm làm việc tại công ty, lương thưởng cuối năm không tương xứng với công sức bỏ ra hoặc không phù hợp thị trường lao động, sẽ khiến cho ý định nghỉ việc lan truyền trong lòng nhân viên.
Mối quan hệ căng thẳng với quản lý
  • Quản lý theo kiểu chỉ tập trung vào chỉ tiêu và kiểm soát chặt chẽ thay vì quan tâm đến nhân viên. Và mâu thuẫn cá nhân giữa nhân viên và quản lý, có thể dẫn đến sự oán giận và quyết định nghỉ việc mang tính “trả thù”.
Sự lan truyền tâm lý tập thể
  • Trong các nhà máy lớn, nếu một nhóm nhân viên cảm thấy bất công và bắt đầu nghỉ việc để bãi công khiến cho những người lao động khác dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý tập thể.
  • Khi nhân viên không có nơi để bày tỏ ý kiến hoặc khiếu nại, sự oán giận có thể tích tụ theo thời gian, dẫn đến các hành động nghỉ việc mang tính trả đũa.
Tình trạng sa thải không công bằng hoặc xử lý khủng hoảng kém
  • Trong ngành sản xuất, các biến động về đơn hàng hoặc chi phí có thể dẫn đến tình trạng sa thải hàng loạt. Điều này tạo tâm lý không an toàn cho nhân viên và thúc đẩy họ nghỉ việc một cách không lành mạnh.
  • Khi xảy ra tranh chấp hoặc sự cố nội bộ, nếu ban lãnh đạo không xử lý khéo léo, nhân viên sẽ chọn cách rời đi như một cách “phản đòn”.
Nhân viên không được công nhận đóng góp hoặc cảm thấy không có giá trị
  • Thiếu sự ghi nhận đóng góp và không được lắng nghe sẽ làm nhân viên không cảm thấy được xem trọng, họ sẽ cảm thấy mình không có giá trị trong tổ chức và muốn nghỉ để dằn mặt người quản lý về giá trị của mình. 
Giải pháp cấp thiết:
  1. Lắng nghe và xây dựng tiêu chí của môi trường làm việc tích cực, hạnh phúc.
  2. Tạo môi trường làm việc công bằng và minh bạch.
  3. Cải thiện chế độ phúc lợi:
  4. Xây dựng quy trình nghỉ việc chuyên nghiệp thậm chí là cả farewell tiệc chia tay.
  5. Trang bị kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ cho các cấp quản lý.
Tuna
Lâm Đặng Quốc Tuấn