GIẢI OAN HR BẰNG CHỈ SỐ HẠNH PHÚC DOANH NGHIỆP

GIẢI OAN HR BẰNG CHỈ SỐ HẠNH PHÚC DOANH NGHIỆP

  • HR sẽ làm gì khi một bạn nhân viên kinh doanh trẻ được HR đánh giá cao khi tuyển dụng sau 2 tháng thử việc lại xin nghỉ vì lý do bị phòng ban bè phái, tẩy chay giành khách?
Bạn HR với kinh nghiệm của mình đã chọn tin bạn nhân viên trẻ nên HR báo lên sếp tổng về việc bè phái của phòng kinh doanh. Tuy nhiên khi sếp tổng sắp xếp và nói chuyện riêng với một vài người trong phòng kinh doanh thì mọi người nói rằng bạn nhân viên trẻ kia có vấn đề, làm việc không tốt, lại hay nói xấu sau lưng. Sau đó sếp tổng họp riêng trách HR không cẩn trọng khi tin bạn nhân viên trẻ kia.
  • Làm sao biết được đâu mới là sự thật? Nếu bạn là HR đó, bạn sẽ làm gì? A. Chấp nhận đơn xin nghỉ việc của bạn nhân viên trẻ và lên kế hoạch tuyển nhân sự mới. B. “Gió chiều nào theo chiều đó” vừa lòng sếp vừa lòng số đông, chốt người có vấn đề là bạn đó xem như mình nhìn người không đúng. C. Cố gắng hoãn binh và tự mình đi thu thập thêm bằng chứng để thuyết phục sếp. D. Xin nghỉ việc vì cảm thấy không được sếp tin tưởng và môi trường làm việc không lành mạnh. Tuna nhận được yêu cầu giải quyết việc này từ sếp vì sếp cũng có phần tin tưởng bạn HR nhưng sự thật thì mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm thì sếp đứng giữa cũng không thể nói tin rồi sa thải hết nhân viên kỳ cựu phòng kinh doanh được.
Tuna cũng đang giữ vị trí cố vấn chứ không làm fulltime tại công ty và mọi thông tin dường như không nắm trực tiếp mà trong hoàn cảnh này mà đưa ra kết luận và giải pháp thì thật phiến diện. Tuna đã thuyết phục sếp cho thực hiện đo lường chỉ số số hạnh phúc doanh nghiệp dù biết sẽ có độ lệch cao hơn thông thường khi đang có mâu thuẫn nhưng chắc chắn sẽ có được cái nhìn khách quan và nhiều góc độ hơn. Kết quả cũng là một tình huống Tuna từng gặp: phần nội bộ phòng kinh doanh đánh giá thì giống như những gì đã biết, tuy nhiên tất cả nhân viên, cấp quản lý của các phòng ban khác lại đánh giá bạn nhân viên kinh doanh mới không có vấn đề gì nhưng lại đánh giá khá nhiều kinh doanh cũ số điểm thấp cho phần tự trọng và chính trực. Tuna cùng sếp tổng hẹn riêng các phòng ban khác để hỏi thăm thêm (vì đánh giá được bảo mật danh tính) thì mới biết được việc văn hóa bè phái, chơi xấu giành khách với những nhân viên kinh doanh mới không chịu theo bè phái đã xảy ra từ lâu, trộm vía là doanh số dù không tăng nhiều như các công ty cùng ngành nhưng vẫn làm sếp tổng an tâm nên ít có nhúng tay sâu vào phòng kinh doanh. Góc nhìn từ ngay cả bộ phận giao nhận cũng có thể cho thấy việc đổi doanh số, khách hàng để trục lợi từ chính sách cũng diễn ra từ lâu. Nhưng vì thấy sếp coi trọng phòng kinh doanh nên không ai dám nói. Sếp rất căng thẳng vì giờ lại thì câu chuyện lại càng khác đi cùng với sự đánh giá đồng nhất từ rất nhiều phòng ban khác. Giải quyết ổn thỏa được mọi thứ cũng mất không ít thời gian và công sức. Tuy nhiên bạn HR và kinh doanh trẻ đã được giải oan và nhân được lời xin lỗi từ sếp cũng như lời hứa cho sếp 1 tháng xử lý và kết quả sau 1 tháng cũng rất vẹn toàn. Môi trường công ty cũng lành mạnh hơn và nhân sự mới cùng nhân sự còn ở lại sau 1 tháng của phòng kinh doanh cũng liên tục tạo ra sự đột phá trong doanh số trong thời gian sau đó. Theo Tuna dù chọn cách nào thì sự thật nhất vẫn là làm HR không chỉ là làm dâu trăm họ vì ngoài việc phục vụ hỗ trợ các bộ phận khác thì khó nhất của làm HR là chứng minh, bảo vệ được quyết định của mình cũng như chứng minh được HR làm việc hiệu quả. Vì HR có thể đứng ra bảo vệ ai đó chứ khi HR gặp chuyện thì ai sẽ bảo vệ HR. Khó lòng mà có thể kiếm được một công ty có thể đánh giá công bằng, minh bạch được lòng người. Đó cũng là lý do mà hiện tượng bè phái, tiêu cực ở nhiều doanh nghiệp vẫn đang diễn ra và HR mang danh là nhân sự nhưng gần như bất lực trước những vấn đề tiêu cực về con người. Mong chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp có thể giúp giải oan cho nhiều HR và nhiều người hơn cũng như tạo ra các môi trường làm việc ngày càng tốt đẹp và phát triển hết lợi thế của nguồn nhân lực trước sự phát triển của công nghệ, máy móc và AI.
Tuna Lâm Đặng Quốc Tuấn