CHỈ SỐ HẠNH PHÚC DOANH NGHIỆP - GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÂN SỰ ĐƠN GIẢN VÀ TỐI ƯU CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - Biệt Đội Quân Sư DA.

CHỈ SỐ HẠNH PHÚC DOANH NGHIỆP - GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÂN SỰ ĐƠN GIẢN VÀ TỐI ƯU CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - Biệt Đội Quân Sư DA.

*** Các bước thực hiện chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp cùng Biệt Đội Quân Sư DA: 1. Biệt Đội Quân Sư DA lấy mẫu khảo sát chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp được điều chỉnh liên tục trong hơn 5 năm qua. Cho mọi người đánh giá giấu tên và tốt nhất nên là bộ phận độc lập vì thậm chí có thể đánh giá cả bộ phận nhân sự và các cấp quản lý. (cách này giúp có được những đánh giá chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp chính xác và toàn diện về một cá nhân theo những yếu tố quan trọng trong công việc) 2. Sau đó Biệt Đội Quân Sư DA dùng hệ thống lọc các sai số về tích cực tiêu cực, sai số do yếu tố ngoài đánh giá chỉ số hạnh phúc. Rồi ra báo cáo tổng hợp mọi yếu tố liên quan tới yếu tố hạnh phúc của từng người trong công việc. (Đại đa số các bản đánh giá chéo trước giờ chỉ mang tính tham khảo vì không có giải pháp tách lọc các yếu tố gây nhiễu cho bản đánh giá và làm kết quả không mang tính khách quan). 3. Tiếp đến Biệt Đội Quân Sư DA sẽ hẹn buổi gặp mặt chia sẻ với các cấp quản lý coi làm sao để nhân viên hạnh phúc hơn dựa trên dữ liệu khảo sát chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp. Có thể đó là cách cư xử của sếp, có thể đó là nắn gân kẻ nói xấu mọi người, có thể đó là chương trình đào tạo cho ai đó … Từ đó lên lộ trình tối ưu hoạt động của toàn bộ nhân viên trong 4 hành trình của doanh nghiệp tùy theo mục tiêu và nguồn lực cũng như kế hoạch kinh doanh: quy hoạch lại quy trình làm việc, tối ưu báo cáo, thay đổi chính sách, đào tạo nhận thức hoặc kỹ năng cho những vị trí cần. (dựa trên chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp thì người ra quyết định có đầy đủ thông tin hơn và đảm bảo quyết định sẽ được sự ủng hộ của nhiều người nhất). 4. Sau một thời gian thực hiện chỉ số hạnh phúc thì Biệt Đội Quân Sư sẽ thăm dò lại coi hiệu quả các hoạt động 4 hành trình doanh nghiệp cũng bằng chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp. Cần thì hiệu chỉnh các kế hoạch làm việc và thậm chí là cách thực hiện chỉ số hạnh phúc cho phù hợp nhất với doanh nghiệp. (Doanh nghiệp nhỏ có thể thực hiện việc thăm dò lại mỗi tháng trong thời điểm ban đầu và sau là hàng quý, kết hợp với thưởng quý càng tốt). 5. Lâu dài có thể đưa vào luôn báo cáo tổng hợp nhân sự của công ty, là một phần KPI của phòng ban và thậm chí là kế hoạch phát triển của công ty. (Kết hợp với các giải pháp nhân sự khác để tạo ra hiệu ứng chuỗi giá trị nhân sự từ tuyển dụng tới chính sách).
*** Hiệu quả của CHỈ SỐ HẠNH PHÚC DOANH NGHIỆP so với cách làm KPI và lương thưởng truyền thống như 3P, chủ yếu tạo ra sự khác biệt ở các vấn đề: 1. Thời gian làm việc trung thành trong nhân viên tăng khoảng 50%, tỷ lệ thôi việc (turnover rate) giảm hơn 30%. 2. Nghỉ việc đột ngột và lôi kéo nghỉ chung giảm hơn 50%. Độ chính trực tăng, rủi ro do nhân viên thiếu ý thức và nói xấu nội bộ giảm nhiều (do đánh giá nên không ước tính %). 3. Hiệu quả công việc, kpi tăng tự nhiên khoảng hơn 10%, nếu kết hợp với việc tăng độ UX cho hệ thống báo cáo và xây dựng chính sách theo chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp thì hiệu quả tăng hơn 20% tính theo chi phí đầu tư thêm cho nhân sự. 4. Tốc độ và rủi ro trễ deadline trong công việc cá nhân cũng như công việc cần sự phối hợp giảm hơn 20%. 5. Kế hoạch chỉnh sửa nâng cấp cách quản lý nhân sự sắp tới có thứ tự ưu tiên tốt hơn 40% so với kiểu làm bài bản, chi phí thấp hơn và đúng vấn đề từng doanh nghiệp hơn. 6. Chương trình đào tạo tăng hơn 60% hiệu quả vào KPI so với cách đào tạo bình thường. 7. Bầu không khí cũng như văn hóa doanh nghiệp thẳng thắn chính trực hơn, các ý tưởng và chỉnh nâng cấp được chia sẻ nhiều hơn và dễ triển khai thành công hơn. 8. Có thể sử dụng cho nhiều việc khác cũng như thương hiệu tuyển dụng, thăng chức, hearing nội bộ, truyền thông và phản hồi góp ý nội bộ. 9. Kết hợp được cả với chất lượng tiếp khách, nhân viên chăm sóc khách hàng, kinh doanh hoặc đối ngoại để có cái nhìn tổng quát hơn và thấy rõ các rủi ro nhân sự trong tương lai.
*** Điểm yếu - thật ra là những sự cản trở khi dùng chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp trong quản lý nhân sự: 1. Trưởng phòng nhân sự sẽ làm việc khách quan và hiệu quả hơn nhưng nếu là người thích chuyên quyền sẽ không đồng ý để người khác đánh giá bộ phận mình. 2. Các công ty và agency tuyển dụng dù sao cũng mong có nhiều đơn tuyển cũng như người nghỉ nên đối tác quyển dụng sẽ ít có động lực hợp tác trong các công việc liên quan như thống kê số liệu và thay đổi cách tuyển dụng theo hướng bền vững. 3. Nhiều khi vấn đề nằm ngay sếp tổng nên không phải ai cũng chịu thay đổi bản thân dù đó là sự góp ý từ tất cả nhân viên. 4. Nhiều lý do tế nhị làm vài doanh nghiệp có yêu cầu đi trái giao ước. Ví dụ là hủy cam kết bảo mật người đánh giá, dẫn đến không dễ hợp tác bền vững. 5. Lâu dài người lãnh đạo sẽ rảnh hơn để tối ưu hiệu quả của tất cả hệ thống nhân sự. Nếu xu hướng và sở thích của người lãnh đạo (nhất là tổng) là đi quá chi tiết và can thiệp sâu cũng như vượt cấp thì toàn bộ công sức xây dựng chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp có thể bị phản tác dụng. Tuna