CÁCH XỬ LÝ NHÂN VIÊN KIẾM LỢI TỪ VIỆC MUA HÀNG CHO CÔNG TY!
CÂU HỎI:
1. Nhân viên kiếm lợi từ việc mua hàng có phải là tội tham nhũng không?
2. CEO phát hiện thì nên làm gì?
Trích comment của Tuna:
1. Tham nhũng là khi bạn gian dối để có lợi. Còn nếu bạn giúp công ty mua hàng rẻ hơn (chứng thực được toàn bộ chất lượng bằng 1 bên thứ 3 khách quan) và công ty minh bạch có chính sách chi hoa hồng môi giới 1 đồng đó cho bạn.
Còn nếu bạn làm giả hóa đơn, ghi sai con số, hoặc dùng thủ đoạn nào đó để lấy 1 đồng đó thì sẽ là tham nhũng. Dù là con lợi cho công ty nhưng cách làm không minh bạch sẽ vẫn là sai.
Như vậy câu trả lời là tùy cách bạn làm có minh bạch không thì mới biết bạn tham nhũng hay không.
Nhiều công ty mình tư vấn cũng tháo gỡ thắt gút chính sách tạo sự minh bạch và khách quan tránh quan liêu và tham nhũng nên giúp cho hiệu quả hoạt động tăng lên cao vì dòng nước sạch được khơi thông.
2. Tương tự sẽ có 2 tình huống: nếu là CEO thì cần cho 1 người độc lập khách quan đi kiểm tra tính xác thực của câu chuyện:
Nếu thấy việc đang làm cách đúng có chính sách này nọ và hưởng hoa hồng đúng chính sách không có gian lận làm giả số liệu, gian dối, kê giá, làm giả báo cáo giá thị trường ... thì nên khuyến khích thậm chí là khen thưởng. Chỉ cần lưu ý không chểnh mảng công việc chính là được.
Nhưng nếu là vi phạm thì sẽ tách lý và tính để xử lý, và đương nhiên về lý là sai rồi nên chỉ còn xử theo tình:
a. Nếu người này cũng là có ý tốt và chỉ là xử lý số liệu để nhận được 1 đồng chứ không gây thiệt hại công ty như kê giá thị trường lên 10 đồng để trục lợi vô lý (đánh giá bổi bên thứ 3) thì chỉ cần cảnh cáo và song hành tạo luôn chính sách để mọi thứ minh bạch và lần sau mọi người khác có điều kiện góp sức cho công ty.
b. Nếu người này đã tới mức làm giả cả giá cả thị trường, nhà cung cấp khác để đảm bảo gói thầu mua hàng của mình được duyệt, thêm các yếu tố nâng cao như cấu kết nhiều người này nọ thì sẽ xem xét đình chỉ rồi có thể thôi việc và đền bù thiệt hại. Ngoài ra sau này nên có quy định những việc mua hàng có định mức dưới X triệu thì không đủ lực để kiểm tra nên cũng không chấp nhận để tránh phải phát sinh nhiều bộ phận khách quan đi kiểm tra.
Công ty phải tính chi phí cơ hội sức lực để thêm 1 người khác đi kiểm tra lại tính khách quan của những con số.
c. Thay trưởng phòng nhân sự (nếu có) vì không xử lý nổi 1 nghiệp vụ cơ bản đến như vậy, hoặc cho đi học thêm bổ sung nếu công ty không có trưởng phòng nhân sự mà chỉ có nhân viên nhân sự, để tránh nhiều sự việc tương tự lại xảy ra. Lưu trữ các sự việc này để dần bổ sung điều chỉnh quy định, nguyên tắc hoạt động của công ty theo dạng tiền lệ án, cực kỳ tiện dụng và hiệu quả kể cả cho công ty SME.
Tuna
Lâm Đặng Quốc Tuấn